Các địa phương có chung đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia tăng cường phối hợp, triển khai cụ thể tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ giữa các địa phương cũng như hai quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực.
Các chính quyền địa phương dọc biên giới kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại, thực hiện đúng tiến độ việc phân giới cắm mốc, không để kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động gây chia rẽ giữa hai dân tộc và làm cản trở đến tiến trình phân giới căm mốc.
Cùng với việc tuyên truyền vân động nhân dân hai bên đường biên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân giới cắm mốc; kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thăm thân, trao đổi hàng hóa, học tập kinh nghiệm sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trên khu vực biên giới.
+ Các cặp địa phương tăng cường hợp tác
Giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Kampong Cham, Svay Rieng có 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Bavet, Xa Mát - Trapeang Phlong và 2 cửa khẩu quốc gia Phước Tân - Bố Môn, Kà Tum - Memot cùng nhiều đường tiểu ngạch, đường mòn, bến sông… Đây là địa bàn thuận lợi cho buôn lậu, đòi hỏi có sự hợp tác giữa hai bên để cùng chống.
Tỉnh Tây Ninh ký với tình Kampong Cham biên bản hợp tác lần thứ 7 về bảo đảm trật tự an ninh đường biên, chống buôn lậu các chất ma tuý. UBND tỉnh Tây Ninh cũng tổ chức Hội nghị hợp tác phòng, chống ma tuý qua biên giới với hai tỉnh Kampong Cham, Svay Rieng Campuchia.
Tại An Giang, hàng năm có hơn 3 triệu khách du lịch và khách hành hương thu hút du khách Campuchia, đồng thời phối hợp tổ chức các tuyến thăm các danh lam thắng cảnh của Campuchia, các tỉnh lân cận như Takeo, Kandal, đi PhnomPênh, SihanoukVille, Xiêm Riệp - Angkor.
An Giang tập trung đầu tư nâng cấp khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia, nâng cấp chợ Tịnh Biên, cửa khẩu Khánh Bình (đi từ An Giang sang Campuchia gần nhất), đưa khu kinh tế thương mại cửa khẩu Tịnh Biên vào hoạt động…. để thu hút khách du lịch qua lại giữa hai nước, mở rộng ra các nước tiểu vùng sông Mekong.
An Giang từ lâu đã mở rộng giao lưu thương mại, du lịch với Campuchia, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai tỉnh An Giang và Tà Keo, Kandal.
Hai tỉnh liền kề nhau Kiên Giang và Koh Kong hợp tác trên nhiều lĩnh vực thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, nuôi trồng thuỷ sản, phối hợp phòng chống tội phạm ma tuý và bảo vệ an ninh vùng biển...
Rộng hơn nữa, Kiên Giang đã ký hợp tác với các tỉnh ven biển của Campuchia như: Sihanouk Ville, Kampot, Kep, Koh Kong; và các tỉnh Chanthaburi, Trat (Thái Lan) tổ chức chuyến khảo sát tuyến du lịch đường biển từ Kiên Giang đến Chanthaburi và tỉnh Trat giáp Koh Kong.
Kiên Giang và Koh Kong tập trung đẩy mạnh hợp tác quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của mỗi nước và tham gia hội chợ triển lãm thương mại biên giới. Khai thác thế mạnh du lich, hai bên thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình du lịch, kết nối tuyến du lịch bằng đường biển, đường bộ và liên kết mở tour du lịch đến nước thứ ba.
Hai bên cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thủy sản và luật biển, hợp tác phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo gắn với đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Trong khi đó, TPHCM và tỉnh Banteay Meanchey (Campuchia) bàn hợp tác, khai thác tiềm năng và thế mạnh hai bên. Phía Banteay Meanchey đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột mì, xi măng cũng như đầu tư vào khai thác, trồng cây cao su tại tỉnh Banteay Meanchay khi địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi hơn 40.000ha rừng sang trồng cao su.
+ Hợp tác tiểu vùng quanh Vịnh Thái Lan
Đưa du khách vượt qua Vịnh Thái Lan là chương trình hợp tác giữa ngành du lịch hai tỉnh Kiên Giang (VN) và Chanthaburi (Thái Lan) mở ra một tour mới hấp dẫn. Đi tàu cao tốc, mất khoảng 6-8 giờ vượt biển Tây trên vịnh Thái Lan, du khách có thể đặt chân lên vùng trái cây trù phú trên đất Thái và ngược lại...
Tương tự, tàu cao tốc có thể xuất phát từ Kiên Giang tại ba điểm là thị xã Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc vượt Vịnh Thái Lan trong vòng 6-8 giờ có thể đến được với xứ sở trái cây Chanthaburi và ngược lại.
“Con đường tơ lụa” trên Vịnh Thái Lan nối Kiên Giang với Chanthaburi sẽ là cơ hội tốt không chỉ để phát triển du lịch mà còn phát triển thương mại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét