Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại đô thị cổ, trong đó điểm nhấn
là các chương trình nghệ thuật đặc sắc của các nghệ sĩ hai nước.
Đêm khai mạc là “bản
hòa tấu” nghệ thuật trống Osuwa Daiko và trống Hội An với những tiết mục mang đậm
dấu ấn văn hóa mỗi nước. Đêm bế mạc là chương trình nghệ thuật đường phố, sinh
hoạt giao lưu cộng đồng với các điệu múa và trình diễn trang phục truyền thống hai
nước.
Nhiều hoạt động phong phú được tổ chức: triển lãm ảnh “10
năm giao lưu, hợp tác, thư pháp thơ Haiku; hàng thủ công - mỹ nghệ; các hoạt động
cộng, khởi công dự án “Giảm thiểu khối lượng rác thải theo mô hình Naha tại Hội
An; hội thảo quốc tế thúc đẩy du lịch miền Trung Việt Nam đến thị trường Nhật Bản;
trình diễn nghề ẩm thực Quảng Nam và Nhật Bản; trình diễn kiếm đạo Nhật Bản; chiếu
phim gấp giấy Origami; vẽ tranh; trò chơi dân gian; thi đấu thể thao bóng…
Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu
tiên vào năm 2003 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và
đã trở thành truyền thống, được duy trì và tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại
Hội An.
Đêm hội phóng sinh tại bờ sông vườn tượng sẽ phóng sinh 9
con rùa biển (đồi mồi) xuống sông Hoài. Đêm hội Bông hồng cài áo giới thiệu
nét văn hoá của người Việt nhân rằm tháng 7 âm lịch: giao lưu, gặp mặt
các bà mẹ VNAH, các bà mẹ cao tuổi và những người con hiếu thảo.
Đô thị cổ Hội An như một biểu tượng giao thương Việt –Nhật
trong những thế kỷ trước. Hình thành từ thế kỷ 16, Hội An trở thành thương
cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào thế kỷ 17, 18.
Thương gia các nước, đặc biệt là Nhật Bản đến Hội An buôn
bán, sinh sống, xây dựng nhiều công trình độc đáo, nổi bật nhất là cầu Lai Viễn
(Chùa Cầu).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét