Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào là một điển hình mẫu mực, hiếm có trên thế giới về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc cùng chung lịch sử, gần gũi văn hoá dân tộc.
+ Chung lịch sử dựng nước, mở đường vì hạnh phúc nhân dân
Cùng chung lịch sử bị áp bức bóc lột, những người yêu nước Việt Nam và Lào cùng đứng lên đấu tranh để tự giải phóng dân tộc mình.
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2-1927, Hội gây dựng được cơ sở tại Lào.
Ngọn lửa cách mạng được nhóm lên, tinh thần quốc tế được nhóm lên, đặt nền móng cho sự hình thành các tổ chức cách mạng.
+ Chung lịch sử dựng nước, mở đường vì hạnh phúc nhân dân
Cùng chung lịch sử bị áp bức bóc lột, những người yêu nước Việt Nam và Lào cùng đứng lên đấu tranh để tự giải phóng dân tộc mình.
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2-1927, Hội gây dựng được cơ sở tại Lào.
Ngọn lửa cách mạng được nhóm lên, tinh thần quốc tế được nhóm lên, đặt nền móng cho sự hình thành các tổ chức cách mạng.
Đảng Cộng sản Đông Dương của Việt- Miên- Lào được thành lập. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941 tại Cao Bằng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất.
Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân tại Lào.
Xứ uỷ Ai Lao lãnh đạo cuộc mít tinh ngày 23-8-1945 tại khu vực chợ Mới thúc đẩy và tạo điều kiện cho các địa phương Lào khởi nghĩa thắng lợi.
Chỉ hai ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân ngày 4-9-1945.
Cuộc gặp tác động mạnh tới quyết định của Hoàng thân chọn con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 3-10-1945 tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Savanakhet đón chào :Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia chính phủ Lào. Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”.
Sáng 12-10-1945, trong cuộc mít tinh lớn tại Viêng Chăn, Chính phủ Lào ítxalạ vừa được thành lập chủ trương: “nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuôi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương”.
Sự ra đời (cách nhau hơn một tháng) của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 2-9-1945) và Chính phủ Lào ítxalạ (ngày 12-10-1945), là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
+ Chung lưng đấu cật kháng chiến, giành lại độc lập
Vừa dành được độc lập, hai dân tộc lại cùng phải bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến này bồi đắp thêm tình hữu nghị keo sơn, tình chiến đấu bên nhau…
Trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.
Tháng 1-1949, theo yêu cầu mở rộng Mặt trận Kháng chiến, Việt Nam cử nhiều cán bộ phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở lớp huấn luyện quân sự và học tập chính trị.
Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1950, tại Tuyên Quang Chính phủ Kháng chiến Lào, lập mặt trận dân tộc thống nhất Lào, tức Neo Lào ítxalạ, đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điểm, trong đó nhấn mạnh tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết là với Việt Nam và Campuchia.
-Ngày 11-3-1951 Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Đông Dương tại Tuyên Quang. nhất trí thành lập khối liên minh nhân dân Việt Nam - Lào – Campuchia cùng nhau đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập cho Đông Dương.
- Tháng 4-1953 , Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào Ítxalạ giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ. Sau chiến thắng Thượng Lào, thành lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”.
- Ngày l3-3-1954; Việt Nam mở đầu cuộc tiến công Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào để kiềm chế địch, chia lửa với Mặt trận Điện Biên Phủ.
Mặc dù Hiệp định Giơnevơ 1962 về Lào được ký, giữa năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, đưa không quân tham chiến, đẩy chiến tranh đặc biệt ở Lào, đồng thời tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam.
Việc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời (tháng 12-l975) là thắng lợi to lớn triệt để của Lào, đồng thời cũng là thắng lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào.
+ Hợp tác đặc biệt, trang mới xây dựng đất nước
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền.
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào đã trở thành đảng cầm quyền ở mỗi nước, càng có điều kiện tăng cường quan hệ liên minh, hợp tác toàn diện …, dẫn tới sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa hai quốc gia, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Năm 1976, ngay sau thành lập nước CHDCND, Lào và Việt Nam đạt được thỏa thuận trong vòng hai tháng rút toàn bộ quân đội và chuyên gia Việt Nam về nước.
Ngày 18-7-1977 , hai nước chính thức ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia.
Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác mang tính chiến lược, toàn diện, tạo cơ sở pháp lý để củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Chiến lược hợp tác Việt Nam- Lào giai đoạn 2011-2020 được định hướng: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của mỗi nước”.
Ngày 1-9-2001, TPHCM và Viêng Chăn ký kết Thỏa thuận về Quan hệ hữu nghị và Hợp tác. Đây là văn kiện chính thức thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TPHCM và Thủ đô Viêng Chăn.
Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân tại Lào.
Xứ uỷ Ai Lao lãnh đạo cuộc mít tinh ngày 23-8-1945 tại khu vực chợ Mới thúc đẩy và tạo điều kiện cho các địa phương Lào khởi nghĩa thắng lợi.
Chỉ hai ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân ngày 4-9-1945.
Cuộc gặp tác động mạnh tới quyết định của Hoàng thân chọn con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 3-10-1945 tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Savanakhet đón chào :Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia chính phủ Lào. Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”.
Sáng 12-10-1945, trong cuộc mít tinh lớn tại Viêng Chăn, Chính phủ Lào ítxalạ vừa được thành lập chủ trương: “nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuôi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương”.
Sự ra đời (cách nhau hơn một tháng) của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 2-9-1945) và Chính phủ Lào ítxalạ (ngày 12-10-1945), là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
+ Chung lưng đấu cật kháng chiến, giành lại độc lập
Vừa dành được độc lập, hai dân tộc lại cùng phải bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến này bồi đắp thêm tình hữu nghị keo sơn, tình chiến đấu bên nhau…
Trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.
Tháng 1-1949, theo yêu cầu mở rộng Mặt trận Kháng chiến, Việt Nam cử nhiều cán bộ phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở lớp huấn luyện quân sự và học tập chính trị.
Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1950, tại Tuyên Quang Chính phủ Kháng chiến Lào, lập mặt trận dân tộc thống nhất Lào, tức Neo Lào ítxalạ, đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điểm, trong đó nhấn mạnh tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết là với Việt Nam và Campuchia.
-Ngày 11-3-1951 Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Đông Dương tại Tuyên Quang. nhất trí thành lập khối liên minh nhân dân Việt Nam - Lào – Campuchia cùng nhau đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập cho Đông Dương.
- Tháng 4-1953 , Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào Ítxalạ giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ. Sau chiến thắng Thượng Lào, thành lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”.
- Ngày l3-3-1954; Việt Nam mở đầu cuộc tiến công Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào để kiềm chế địch, chia lửa với Mặt trận Điện Biên Phủ.
Mặc dù Hiệp định Giơnevơ 1962 về Lào được ký, giữa năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, đưa không quân tham chiến, đẩy chiến tranh đặc biệt ở Lào, đồng thời tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam.
Việc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời (tháng 12-l975) là thắng lợi to lớn triệt để của Lào, đồng thời cũng là thắng lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào.
+ Hợp tác đặc biệt, trang mới xây dựng đất nước
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang một trang hoàn toàn mới: từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền.
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào đã trở thành đảng cầm quyền ở mỗi nước, càng có điều kiện tăng cường quan hệ liên minh, hợp tác toàn diện …, dẫn tới sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa hai quốc gia, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Năm 1976, ngay sau thành lập nước CHDCND, Lào và Việt Nam đạt được thỏa thuận trong vòng hai tháng rút toàn bộ quân đội và chuyên gia Việt Nam về nước.
Ngày 18-7-1977 , hai nước chính thức ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia.
Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác mang tính chiến lược, toàn diện, tạo cơ sở pháp lý để củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Chiến lược hợp tác Việt Nam- Lào giai đoạn 2011-2020 được định hướng: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của mỗi nước”.
Ngày 1-9-2001, TPHCM và Viêng Chăn ký kết Thỏa thuận về Quan hệ hữu nghị và Hợp tác. Đây là văn kiện chính thức thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TPHCM và Thủ đô Viêng Chăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét