Tuyến metro mang tên số 2 là đang chuẩn bị khởi công
vào sáng 28.8. Tham dự lễ dự kiến có nhiều đại diện Chính phủ, các bộ
ngành, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.HCM.
Đây là tuyến metro dài gần 20km được xây dựng vừa nổi
vừa chìm, trong đó, đoạn đi ngầm dài 2,6 km (quận 1) và đoạn đi trên cao dài
17,1 km với 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm, 11 ga trên cao.
Phần đi ngầm dưới lòng đất chủ yếu chạy trong khu vực
trung tâm thành phố, gồm 3 ga, dài 2,6km. Đó là đoạn từ chợ Bến Thành, đi
ngầm dưới đường Lê Lợi, ngang hông Nhà hát thành phố, qua trụ sở Công ty Điện lực
Sài Gòn, qua đường Nguyễn Siêu và FAFILM đến nhà máy Ba Son.
Phần nổi dài 17,1km với 11 ga, vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh, qua
công viên Văn Thánh, đường Điện Biên Phủ, qua sông Sài Gòn, theo xa lộ Hà Nội,
vượt sông Rạch Chiếc vào depot Long Bình.
Tổng số vốn đầu tư khoảng 45 tỷ yên (khoảng 2,4 tỷ USD), được
thực hiện bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ
ADB (540 triệu USD), ngân hàng đầu tư châu Âu EIB (150 triệu Euro), ngân hàng
tái thiết Đức KFW (240,75 triệu Euro), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC) cho vay khoảng 47.000 tỉ đồng, bao gồm vốn vay ODA và một phần vốn đối ứng
trong nước.
Hai nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Tổng Công ty Xây dựng
công trình giao thông 6 (Cienco 6) thi công. Dự kiến hoàn thành vào năm 2017,
đưa vào vận hành năm 2018.
Theo quy hoạch, TPHCM sẽ có 6 tuyến metro, được Chính phủ
chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 2007.
Ngoài tuyến số 1 Bến Thành- Suối Tiên, sẽ xây dựng thêm 5
tuyến khác: Ngã tư An Sương - Thủ Thiêm; Quốc lộ 13 - Bến xe miền Đông; Bến Cát
- đường Nguyễn Văn Linh; Cầu Sài Gòn - Bến xe Cần Giuộc và Bà Quẹo - Vòng xoay
Phú Lâm.
Việc xây dựng hệ thống metro tại TPHCM không chỉ là
giải pháp quan trọng giải quyết giao thông, mà còn là quy hoạch hạ
tầng, phân bổ cơ cấu phương tiện giao thông, theo quy hoạch thành phố
hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét