TPHCM thay mặt cả Nam Bộ và Việt Nam tổ chức lễ đón
nhận Bằng của UNESCO công nhận Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại.
Nhiều chính khách, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên
cứu văn hóa nhiều nước đến dự và chia vui, nghiên cứu sâu hơn để giới
thiệu rộng rãi di sản này.
Hôm 5-12 năm ngoái, tại phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về
bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 tại thành phố Baku, Azerbaijan, UNESCO
đã chính thức công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hoá phi vật thể của
nhân loại.
Nhiều người nước ngoài đến các tỉnh miền Nam bị thu
hút bởi sinh hoạt văn hóa độc đáo, vừa bình dân lại vừa có tính
bác học, một cách trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, thể hiện sự hoà hợp
và tôn trọng lẫn nhau...
Đờn ca tài tử Nam bộ hình thành từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn
từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và nghệ thuật đàn ca dân gian.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử phát triển ở 21 tỉnh, thành phố
phía Nam, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nay thành
di sản văn hóa phi vật thể của cả nhân loại là một biểu hiện sức sống
truyền thống của văn hoá Việt Nam và hội nhập với văn hoá thế giới.
Giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới, các
đoàn nghệ thuật Việt Nam hẳn có thêm nhiều chương trình, tiết mục phong
phú từ kho tàng đờn ca tài tử Nam Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét