TPHCM lại đang chuẩn bị đón một công trình đáng tự hào nữa: hầm Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn, nối quận 1 với quận 2.
Đây là một hạng mục quan trọng và khó khăn trong cả gói Đại lộ Đông - Tây hiện đại, nối hệ thống giao thông các tỉnh phía bắc xuống miền Tây Nam Bộ không phải rẽ vào trung tâm Sài Gòn.
Lần đầu tiên tại Việt Nam lắp đặt hầm vượt sông. Và hầm ngầm này lớn nhất Đông Nam Á có chiều dài 1.490m.
Ngày 7-3-2010, đốt hầm đầu tiên được lai dắt trên sông Sài Gòn, từ nơi đúc là Nhơn Trạch, Đồng Nai. Mất 6 giờ để vận chuyển trên 22 km đường sông một đốt hầm nặng 27.000 tấn.
Tại đầu mối nối, đốt hầm được dìm xuống an toàn ở độ sâu 20m. Ngày 10-3-2010, đốt hầm số 1 đã kết nối với đường dẫn Thủ Thiêm phía quận 2. Ba đốt hầm còn lại sẽ tiếp tục được lai dắt tới vị trí và dìm xuống lòng sông, nối với đốt hầm đầu tiên.
Dự kiến các đốt hầm còn lại sẽ được tiến hành lai dắt và dìm vào tháng 4,5,6 năm 2010.
Khoảng tháng 2-2011, sẽ tiến hành thông xe kỹ thuật. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào tháng 4-2011.
Hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, thuộc dự án Đại lộ Đông Tây có tổng chiều dài 1.490m gồm 3 đoạn: phần hầm dẫn phía bờ Q.1 dài 585m, phần hầm dẫn phía bờ Thủ Thiêm, Q.2 dài 535m và 370m hầm dìm dưới đáy sông Sài Gòn.
Mỗi đốt hầm dài 96m, cao 9m, rộng 33m gồm 6 làn xe là hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 105 hầm, trong đó hơn 30 là hầm dìm, phổ biến ở Nhật Bản, Hồng Kông, Thượng Hải, Australia, Mỹ, Anh...
Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng hầm loại này. Tuổi thọ công trình này được các chuyên gia khẳng định là 100 năm.
Hầm Thủ Thiêm sẽ trở thành một “công trình thế kỷ”, một niềm tự hào mới, được xây dựng vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét