ASEAN tròn 44 tuổi, đang chuẩn bị dấn bước vào giai đoạn phát triển mới, đoàn kết, hợp tác phát triển Đông Nam Á. Một “phong tục” mới: đúng vào ngày thành lập ASEAN hôm 8-8, các nước thành viên cùng nhau thượng cờ chung của khối bên cạnh cờ nước mình.
Khu vực Đông Nam Á gắn với biển, sẽ trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất và gắn với biển. Hội nghị lần thứ 28 Hiệp hội cảng biển ASEAN (APA), họp tại TPHCM vừa qua đã tập trung thảo luận về chính sách phát triển các cảng biển, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống an ninh cảng, đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa APA, nâng cao năng lực quản lý và khai thác cảng biển.
Indonesia đang xem xét kế hoạch xây dựng 14 cảng biển hiện đại để tăng kết nối giữa ASEAN, chuẩn bị cho việc thành lập thị trường chung ASEAN vào năm 2015.
Các thành viên ASEAN đang trên đường hướng tới liên minh như các liên minh châu Âu (EU) hay liên minh châu Phi (AU), trước mắt phấn đấu hình thành cộng đồng kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế để cùng nhau phát triển.
Kế hoạch kết nối ASEAN, được đưa ra trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 vào tháng 10-2010 tại Hà Nội, đang được các nước trong và ngoài ASEAN quan tâm triển khai. Chẳng hạn hư Nhật Bản đã cam kết tài trợ 200 tỷ USD tín dụng cho một số dự án.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính Kế hoạch kết nối ASEAN cần vốn đầu tư tới trên 7.500 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia và khu vực.
Với kế hoạch kết nối ASEAN, các nước thành viên ngoài việc xem xét các dự án riêng từng nước và của toàn khối về đường không, đường bộ, đường sắt, sẽ gia tăng chuẩn bị hạ tầng, cảng biển để kết nối giao thương bằng đường biển.
Đây được coi là một thế mạnh tự nhiên của ASEAN và đang được ưu tiên khai thác.
Các địa phương của các nước ASEAN có biển, cảng biển, nhất là các địa phương có cảng gắm với đường biển truyền thống, được khuyến khích đầu tư cải thiện và mở rộng hạ tầng, nâng cao năng lực khai thác vận tải biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét