Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Hợp tác an ninh năng lượng tại tiểu vùng Mekong

Năm nước Tiểu vùng sông Mêcông và Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh năng lượng, giải quyết thiếu điện tại một số vùng ở Đông Nam Á.

Thoả thuận này được các bên, gồm đại diện các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Nhật Bản, thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế diễn ra hôm 14-8 tại Mandano (Indonesia). Các bên nhất trí xây dựng một mạng lưới truyền tải điện xuyên quốc gia cũng như hệ thống cung cấp điện giữa 5 nước Tiểu vùng sông Mekong.

Cuộc họp thường niên vào năm tới sẽ đề ra thời gian biểu thực hiện các dự án quan trọng tnhằm cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế trong khu vực.

Năm ngoái, tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (AMEM 28), năng lượng và các vấn đề hợp tác năng lượng giữa các nước Đông Á cũng trở thành đề tài chính, như một biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam đang tìm kiếm nguồn năng lượng mới và chú trọng hơn đến các loại hình nhiên liệu tái tạo, như điện hạt nhân, nhiên liệu Bio diesel, Bio Itanon… đồng thời tìm thêm nguồn cung cấp dầu khí.

Hiện Việt Nam đang xem xét khả năng thực tế để định hình nguồn năng lượng này, phấn đấu đến 2020 sẽ có từ 4-5% năng lượng tái tạo.

Trong Chiến lược năng lượng quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2050, cơ cấu điện của Việt Nam chủ yếu tập trung vào điện khí, điện than và thuỷ điện.

Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo liên quan đầu tư lớn, công nghệ mới. Đầu tư điện khí với giá 5 cent/kWh, nhưng đầu tư điện gió, điện mặt trời giá có thể lên 10-15 cent/kWh, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư vì khó khăn thu hồi vốn.

Ngay từ năm 2004, Việt Nam đã xác định chiến lược khung gồm các định hướng lớn nhằm ổn định hệ thống điện, qui hoạch phát triển…Việt Nam đang đề xuất xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời.

Các biện pháp trước mắt bao gồm: Tăng cường tìm kiếm, khai thác dầu mỏ, xây dựng các kho dự trữ dầu chiến lược lên 60 ngày dự trữ vào năm 2020, tìm kiếm nguồn khí mới, xây dựng hệ thống đường ống khí liên kết ASEAN, nâng tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo chiếm từ 3%- 5% tổng sản lượng sơ cấp vào năm 2020, khai thác tối đa nguồn thủy điện nhỏ, đẩy mạnh triển khai các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời ở các vùng nắng nhiều và vùng xa, hải đảo...

Việt Nam có nguồn năng lượng đa dạng, nhưng mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp, trong khi tỷ lệ lãng phí còn cao… Việc hợp tác quốc tế về năng lượng là một cơ hội và thách thức để phát huy những thế mạnh, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, quản lý.

Hợp tác quốc tế, kết nối, điều hoà và phát triển các nguồn năng lượng trước hết trong cả tiểu vùng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực, chủ động và tích cực đối phó với biến đổi khí hậu…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét