Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của bà Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá là một mốc quan trọng mới, góp phần đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả…
Quan hệ giữa Việt Nam và CHLB Đức được thiết lập từ năm 1975 đã phát triển tích cực, sâu rộng, đem lại những hiệu quả khích lệ. Những năm gần đây quan hệ phát triển nhanh với sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hướng tới sự hợp tác chiến lược.
Từ năm 2008, giữa hai bộ Ngoại giao hai nước thiết lập cơ chế tham vấn chính trị, sự hợp tác trên nhiều ngành, lĩnh vực phát triển tích cực và toàn diện.
Trong thời gian tới, hai bên tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là trên 5 mảng trọng tâm là chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, tư pháp và pháp luật, khoa giáo và giao lưu nhân dân.
Tháp tùng Thủ tướng Merkel lần này có nhiều quan chức bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp lớn. Những nơi đoàn tới thăm tại Hà Nội và TPHCM nhằm tìm hiểu thực tế, trao đổi, giao lưu, thúc đẩy hợp tác.
Các dự án hợp tác trọng điểm sẽ tích cực triển khai như trường Đại học Việt-Đức, tuyến tầu điện ngầm số 2 tại TPHCM, Trung tâm đào tạo nghề tại miền Bắc, và một số dự án hợp tác quan trọng khác…
Về thương mại, Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Việt Nam là đối tác thương mại xếp hạng thứ 40/144 của Đức, hạng 47/144 đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong EU với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, và chỉ riêng năm 2010 đã đạt trên 4 tỉ USD.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt 3,4 tỷ USD, năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD và dự kiến trong năm 2011 đạt 5 tỷ USD.
Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 1,7836 tỷ USD, tăng 42% trong khi nhập khẩu từ Đức đạt 1,1008 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010.
Đầu tư của Đức vào Việt Nam còn khiêm tốn, đứng thứ 24/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 167 dự án tổng vốn đăng ký gần 864 triệu USD, tập trung trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối...
Các sự án đầu tư của Đức phân bố ở 24 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại TPHCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện mới có 11 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn 30,95 triệu USD.
Nhân chuyển thăm Việt Nam của TTG Đức A. Merkel, hãng tin DPA của Đức viết bài đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế “kỳ diệu” có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, với GDP tăng gần 7%.
Trong năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Đức lượng hàng hóa trị giá 2,94 tỷ euro (tăng 28,4%) trong khi Đức xuất khẩu sang Việt Nam khối lượng hàng hóa trị giá 1,48 tỷ euro.
Sự phát triển nhanh, sâu rộng trong quan hệ giữa hai nước, mong muốn và quyết tâm của cả hai bên thúc đẩy mối quan hệ này, hướng tới sự hợp tác chiến lược đang được củng cố và vun đắp.
Với chuyến thăm Việt Nam lần đẩu tiên của bà A. Merkel, các dự án hợp tác giữa hai nước được khích lệ, thúc đẩy, chứng minh sự hợp tác sâu rộng và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét