Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

MDEC 2012: Thúc đẩy tiềm năng, chuẩn bị điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế của ĐBSCL


Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) 2012 được tổ chức tại Mỹ Tho, Tiền Giang từ ngày 5 đến ngày 9-12 là một diễn đàn của các tỉnh ĐBSCL, bàn về phát triển kinh tế, với chủ đề "Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững".

Khu vực đầy tiềm năng này không những thu hút sự chú ý của các nhà quản lý, doanh nghiệp các tỉnh, mà còn từ nhiều nước. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng  ban  Chỉ  đạo Tây Nam Bộ, và đại diện các Tổng Lãnh sự quán các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật và Indonesia…

MDEC Tiền Giang 2012 gồm chuỗi sự kiện bao gồm các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, một dịp tốt tạo cơ hội tiếp xúc tiềm năng, tìm kiếm, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tăng cường hợp tác quốc tế.

Các chủ đề, giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp đặc điểm của vùng trong thời kỳ hội nhập nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội được các tổ chức quốc tế, nhất là trong xu hướng đẩy mạnh triển khai khoa học kỹ thuật trong vùng.


Trong buổi khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh các tỉnh ĐBSCL cần liên kết một cách chặt chẽ hơn, cùng nhau ứng dụng các tiến bộ khoa học, đẩy mạnh cải cách hành chính, có cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia khai thác tiềm năng kinh tế khu vực, sớm mang lại lợi ích thiết thực cho toàn vùng.

bằng sông Cửu Long, có thế mạnh về nông, ngư nghiệp, có nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ, thương mại, du lịch, đồng thời Tiền Giang cũng là địa bàn trung chuyển thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy đặc biệt với TPHCM, mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước và quốc tế...

Một trong những nét nổi bật tại diễn đàn lần này ngoài các đề xuất giải pháp, kiến nghị mang tính “nội bộ”, còn bàn tháo gỡ khó khăn trong xu thế hội nhập, tiến tới cộng đồng ASEAN. Dịp này.

Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp ĐBSCL do VCCI quyết định thành lập ra mắt, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nông dân với chính quyền và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một số giải pháp được nêu lên:

Liên kết nông dân để hình thành những vùng nguyên liệu quy mô lớn. Liên kết vùng để tạo ra những vùng chuyên canh nguyên liệu, phân công sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sinh học, sinh thái trong sản xuất, coi đó là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng và nâng cao uy tín thương hiệu trong xu thế hội nhập.Liên kết trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản, gia tăng giá trị nông sản là khâu then chốt góp phần quyết định giá trị sản xuất nông nghiệp.

Đó cũng là các bước thúc đẩy tiềm năng, xây dựng và nâng tầm thương hiệu, tích cực chuẩn bị cho các bước mở rộng hợp tác quốc tế của vùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét