Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Việt_Nga: Vun đắp tình hữu nghị truyền thống, xác định lĩnh vực mũi nhọn hợp tác


Chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Hai đối tác chiến lược tiếp tục vun đắp hữu nghị truyền thống, mở rộng và làm sâu sắc sự hợp tác  trên nhiều lĩnh vực.

+ Vun đắp truyền thống hữu nghị, chăm lo cho thế hệ tr

Hội đàm cấp cao Nga-Việt Nam sẽ diễn ra tại Sochi, Nga, vào ngày 27-7 tới, nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa vốn đã tăng 25,2%, đạt hơn 3 tỷ USD trong năm 2011.

Báo chí Nga cho biết lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế cấp bách, kể cả việc chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến được tiến hành tại Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông Nga vào hai ngày 8 và 9-9 tới.

Quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện Việt Nam –Nga không ngừng phát triển năng động trên tất cả các lĩnh vực và  luôn được bồi đắp. Chuyến thăm chính thức Nga mới đây, từ ngày 29-6 đến 3-7, của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc được chăm lo, hai bên nhất trí thúc đẩy giao lưu và tiếp xúc thường xuyên giữa thanh, thiếu niên hai nước nhằm gìn giữ và giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống quý báo, tăng cường hoạt động của các Hội hữu nghị tại các địa phương.
+ Từ giao thương tăng mạnh đến xác định mũi nhọn hợp tác kinh tế

Một trong các lĩnh vực mũi nhọn hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới là năng lượng, trong đó có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam, tạo điều kiện tăng cường hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam và Nga, mở rộng sang các nước thứ ba.

 Việc Nga gia nhập WTO được cho là thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia tăng một số mặt hàng xuất khẩu sang Nga.

Năm 2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,12 tỷ USD, năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Nga. Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt trên 521,5 triệu USD, tăng 31,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất siêu hơn 120 triệu USD.

Dự báo trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nga sẽ đạt khoảng 1,41 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2011.

Trong 3-4 năm tới một số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ có mức thuế thấp hơn từ 30 đến 50% so với hiện nay. Hai nước đang phấn đấu đưa đạt kim ngạch buôn bán lên 10 tỉ USD vào năm 2020.

Thời gian tới, những nhóm hàng được coi là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là nông sản, thủy sản, may mặc, giày da…

Nga cũng trở thành thị trường rộng lớn, nhất là vùng Viễn Đông, có thể thu hút hàng trăm ngàn lao động Việt. Khu công nghiệp Artyom, cách Vladivostok khoảng 40 km sẽ trở thành một điểm hút, phát triển mạnh các ngành may mặc, quần jean, giày dép, hàng da, chăn đệm, đồ lót các mặt hàng điện tử… được hy vọng trở thành một trong những trung tâm hậu cần hàng hải đầu tiên với sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam.

+ Văn hoá, du lịch, giáo dục với những nét mới

Chương trình Lễ hội du lịch văn hóa Việt Nam 2012 nhằm quảng bá  tiềm năng du lịch, văn hóa Việt thu hút sự chú ý nhiều đối tác Nga, nhất là vùng Viễn Đông.

Lễ hội triển lãm ảnh về phong cảnh, đất nước và con người Việt Nam với chủ đề “Vẻ đẹp bất tận”, Lễ hội ẩm thực Việt Nam, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... được coi là một trong những hoạt động tăng cường quan hệ Việt - Nga, nhất là khi Vladivostok đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế, trong đó có Hội nghị cấp cao APEC.

Du khách Nga đang trở lại Việt Nam. Chỉ riêng các khu du lịch phía nam đã đón hơn 160.000 khách du lịch Nga trong năm 2011. Nhiều hãng lữ hành cho biết đang “khát” hướng dẫn viên nói tiếng Nga. Các khu vực biển Nam Trung Bộ trở nên nhộn nhịp, chưa kể khi đại công trường nhà máy điện hạt nhân khởi công…

Trao đổi văn hóa, giáo dục giữa hai nước đang có những tín hiệu được tăng cường, liên kết giữa các trường đại học. Trung tâm Nga, hiện đặt tại Đại học Sư phạm TPHCM đang hoạt động tích cực.

Du lịch, đào tạo là các lĩnh vực đang hiện lên nhiều nét mới với nhiều tiềm năng phát triển, thúc đẩy giao tiếp, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét