Mông Cổ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 17-11-1954. 60 năm qua đã bồi đắp nên truyền thống hữu nghị, ủng
hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước.
Trong giai đoạn phát triển mới, hai bên sẽ phối hợp
mở rộng giao giao lưu, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, nghệ thuật,
tạo điều kiện tăng hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, khai
thác các tiềm năng, mở rộng hợp tác.
Với tình cảm, truyền thống tốt đẹp ủng hộ và giúp
đỡ lẫn nhau, quan hệ giữa hai nước được hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa,
nhất là hợp tác kinh tế, phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.
Hai nước đã công nhận lẫn nhau có Quy chế kinh tế thị trường
đầy đủ nay sẽ phối hợp chặt chẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại vào thực chất,
hiệu quả, thiết thực phục vụ công cuộc phát triển của mỗi nước.
Mông Cổ đang tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Việt
Nam nghiên cứu thị trường, trao đổi thương mại, đầu tư, nhất là về khai thác
dầu mỏ, khoáng sản ở Mông Cổ.
Mông Cổ giàu khoáng sản. Ngành công nghiệp chính của Mông Cổ
là khai khoáng, chiếm trên 50% GDP là trụ cột của nền kinh tế. Ngành chăn nuôi
với 44 triệu đầu gia súc là ngành truyền thống nhiều thế mạnh.
Mông Cổ vừa có Luật đầu tư mới với nhiều chính sách tạo
nhiều kiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, mới có khoảng
25 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Mông Cổ.
Hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước Hữu nghị-Hợp tác. Hiệp định
Thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958, hiện có khoảng
20 Hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật…
Tính đến năm 1990, Mông Cổ đã đào tạo cho Việt Nam hơn 100
sinh viên, nghiên cứu sinh. Hiện mỗi năm Việt Nam nhận 15-20 sinh viên, thực
tập sinh Mông Cổ sang học và thực tập.
6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của TPHCM sang
Mông Cổ còn ít, đạt hơn 1,5 triệu USD, chưa tương xứng với quan hệ truyền
thống.
Các ý kiến từ một cuộc hội thảo giữa doanh nghiệp hai
nước tại TPHCM cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong chăn
nuôi kỹ thuật cao, chế biến và xuất khẩu nông sản, lúa gạo, du lịch… còn chưa
được khơi nguồn.
Và đó là mục tiêu thúc đẩy để đưa quan hệ truyền
thống Việt Nam – Mông Cổ lên một tầm cao mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét