Mưa rừng mênh mang, không ai làm gì được. Trong một
lán tranh, vách nứa lùa gió, mấy cán bộ, chiến sĩ khoác chăn ngồi
xếp chân trên giường đánh bài…
Đường rừng trơn trầy trụa vắt ngang đồi, cỏ tranh
vít lối. Sương mờ phủ giá lạnh. Trong lán, ván bài nóng lên đang tới
cao trào, bỗng tiếng cảnh vệ cất lên: Bác đến!
Anh em vội bỏ bài, lồm cồm đứng dậy, chạy ra đón
Bác. Không kịp, ông Cụ mới thấp thoáng trong màn sương xa xa đã vượt
đường trơn hiện trước lán, thoăn thoắt bước vào:
-
Các chú đang làm gì đấy- Bác hỏi
-
Báo cáo bác, chúng cháu đang chơi bài. Mưa
rừng thế này không làm gì khác được, nên chúng cháu đánh bài đợi
hết mưa…
Anh cán bộ này đang định báo cáo Bác
tiếp về các việc, Bác khoát tay ra chiều thông cảm, rồi chỉ vào
chiếc giường anh em vừa ngồi:
- - Các chú có thấy chiếc giường không?
- - Thưa Bác có ạ, giường này để anh em trực
thay nhau ngủ nghỉ đó ạ…
-
- - Các chú có thể tháo chiếc giường ra được
không?
- - Dạ, thưa Bác được ạ, tháo ra rồi làm gì
ạ?
- - Tháo ra xong các chú lại ráp lại
- - Dạ… thưa Bác để làm gì ạ?
- - Để làm giường – Các chú định hỏi tháo ra
rồi lắp lại thì được gì phải không?
-
Rồi Bác cười nhân từ: Được là học
được cách tháo, cách lắp, cách làm chiếc giường.
Nói đoạn Bác mỉm cười từ biệt, đi
thăm các lán khác, đơn vị khác. Anh em trong lán đứng trân người, rồi bắt
tay vào việc bác chỉ: tháo giường.
Mọi người khiêng giường ra, ngắm nghía
đủ chiều để tìm hiểu mộng mẹo, nghĩ cách sao cho tháo ra mà không hư
hỏng để rồi lại ráp vào được.
Lúc ấy mới biết nhiều cái không hẳn
đơn giản như vẫn nghĩ, không phải cái gì cũng biết. Cái gì tháo
trước, tháo sau, mộng mẹo ở đâu, lắp thế nào, lỡ hư hỏng thì làm
sao sửa…
Vừa làm, mọi người hỏi nhau và tự
hỏi mình sao ông Cụ lại bảo làm việc đó. Mỗi người góp thêm ý, tự
đúc kết lại rồi ngộ dần. Ông Cụ không lý luận, không ra lệnh, chỉ
gợi ý. Ai cũng tưởng việc đơn giản không thèm để ý, hóa ra làm mới
biết cụ thể.
Anh em phục cách Cụ dạy và rèn người
thật độc đáo và tinh tế. Đó là tranh
thủ thời gian và điều kiện để làm việc có ích, cán bộ phải giỏi
một việc, biết nhiều việc, không buông trôi theo hoàn cảnh, mà hoàn
cảnh nào cũng tự rèn luyện mình như mài sắt nên kim…
Kể “chuyện tháo giường” trên rừng
Việt Bắc cho con cháu, một cụ lão thành cách mạng từng chứng kiến
việc này, nhắc nhở: Đào tạo, rèn luyện, tự rèn luyện thành người
có ích là quá trình mọi lúc mọi nơi, từ những chuyện nhỏ trong
cuộc sống.
Thay vì đánh bài chờ đợi giết thời
gian, hãy làm một việc cụ thể có ích, lán này sửa giường, lán kia
xay lúa, giã gạo…
Đó cũng là cách vận động không chỉ
thể chất, rèn luyện tư duy mà còn tạo nên tác phong gần gũi quần
chúng, học hỏi lẫn nhau…
Hãy tự nghĩ và làm những việc cụ
thể, có ích, giỏi một việc biết nhiều việc và vận động mọi người
cùng làm, hơn là thụ động kêu ca, chờ đợi…
Văn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét