Lần đầu tiên một chương trình giao lưu cùng một lúc giữa 13 tỉnh ĐBSCL với các đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Với sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và ông Trần Phi Hổ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ,
150 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo 13 tỉnh-thành ĐBSCL và hơn 30 Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam tham gia buổi giao lưu, tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm hợp tác.
"Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn" là tên hội nghị này, diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ-Triển lãm “Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển ĐBSCL”, được tổ chức tại Cần Thơ hôm 28-4, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức.
Hội nghị là nỗ lực của Bộ Ngoại giao cùng các địa phương triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; giới thiệu tiềm năng, tìm cơ hội hợp tác quốc tế, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài.
ĐBSCL có vị trí quan trọng, có nhiều tiềm năng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhất là biến đổi khí hậu... Những vấn đề toàn cầu như vậy chỉ có thể cùng nhau hợp tác mới đem lại hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng KHKT mới, hợp tác chặt chẽ là nhu cầu bức thiết và cơ sở bảo đảm thành công. Hội nghị như bước mở đầu, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tiếp cận với thị trường thế giới, tăng cường kết nối, tìm kiếm nguồn lực, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ...
Trưởng đoàn Ngoại giao El Houcine Fardani, Đại sứ Morocco tại Việt Nam, đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao vào Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, coi đây là cơ hội tìm hiểu về tiềm năng, lợi thế của vùng, tạo điều kiện xây dựng kế hoạch hợp tác hiệu quả để phát triển bền vững.
Nhiều đại sứ, đại diện các nước và các tổ chức quốc tế đã phát biểu chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ mong muốn hợp tác chuyên môn trong việc quản lý nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và giới thiệu công nghệ, dịch vụ hữu ích giúp khu vực ĐBSCL ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, bảo vệ và khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên nước, đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường…
ĐBSCL được đánh giá có tiềm năng và sẽ trở thành một kh vực đầu tư lớn trong tương lai. Việc hợp tác cải tạo và phát triển hạ tầng kỹ thuật, môi trường… được coi là sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự hợp tác lâu dài và bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét