Viện trợ phi chính phủ của các tổ chức nước ngoài
vào các cơ sở tại TPHCM trong năm 2013 được đánh giá là hiệu quả.
Các đơn vị, đối tác Việt Nam tại TP.HCM trong năm 2013
đã tiếp nhận 73 khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trị giá hơn 23
triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2012, giải ngân hơn 19,6 triệu USD.
Tính đến quý 3, tại TPHCM đã có 136 tổ chức phi chính phủ
nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động (gồm 57 tổ chức châu Mỹ, 48 từ châu
Âu và 31 thuộc Châu Á - Thái Bình Dương).
Phần lớn nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại TPHCM
tập trung cho y tế.
Nhiều chương trình từ thiện được triển khai từ các
nguồn tài trợ này: thuốc đặc trị có giá trị cao, hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, hỗ trợ, chăm sóc cho người nhiễm HIV, thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học…
Nhiều khoản tài trợ dành cho lĩnh vực giáo dục, chăm
sóc trẻ em, người khuyết tật, bảo vệ môi trường. Các chương trình khác như
tặng 650 phần quà trung thu cho các em có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ học bổng,
tập, đồng phục cho học sinh nghèo; tặng 2 nhà tình thương, trường mầm non Hòa
Phú, Củ Chi...
2013 cũng là năm nhìn lại mười năm các hoạt động viện
trợ, hợp tác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Các hỗ trợ này đã
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là xoá đói,
giảm nghèo.
Trong 10 năm tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài, số lượng các tổ chức này đã tăng gần gấp đôi, từ
540 tổ chức vào năm 2003 lên trên 900 tổ chức vào năm 2013, cho thấy hiệu
quả hợp tác và sự tin cậy của các đối tác.
Từ năm 2008 đến hết 2012, các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài triển khai trên 15.000 chương trình, dự án tại Việt Nam và khoản viện
trợ đạt hơn 1,4 tỷ USD.
Trong giai đoạn 2003-2013 này, trung bình mỗi năm, các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ hơn 2.000 dự án và giải ngân hơn 2,4 tỷ
USD.
Tại các địa phương, các nguồn viện trợ tập trung vào
lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, tài nguyên, bảo
vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu và cứu trợ khẩn cấp.
Các địa phương có nhiều dự án, chương trình như Hà Nội,
TPHCM, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Thái Nguyên… tiếp nhận được
từ 10 đến trên 35 triệu USD/năm.
Hiệu quả các công tác này cùng sự phát triển của
Việt Nam đã mở ra các hình thức khác, nâng tầm hợp tác. Ngày càng nhiều
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng
lực của đối tác thay vì hỗ trợ kinh phí.
Một số mô hình đem lại hiệu quả, đang được nhân rộng
như tín dụng nhỏ, tự quản, y tế cộng đồng; phòng chống suy dinh dưỡng; phòng chống
sốt xuất huyết; truyền thông và giáo dục đồng đẳng về phòng chống HIV/AIDS…
Từ các hiệu quả cụ thể này, các nhà tài trợ đang
tính tới các bước hợp tác tiếp theo, tiếp tục hỗ trợ các địa
phương, ngành tại Việt Nam nâng cao hiệu quả hợp tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét