Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) vừa tổ
chức Diễn đàn Đối tác phát triển trong hai ngày 21 và 22-4 tại Buôn Ma
Thuột, Việt Nam.
Hơn 100 đại biểu của ba nước, gồm các bộ, ngành ba nước,
lãnh đạo địa phương trong Tam giác phát triển; đại diện ADB và nhiều đối tác quốc
tế cùng dự.
Chủ đề của diễn đàn lần này là “Xây dựng quan hệ đối
tác để hiện thực hoá tiềm năng của tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam”.
Các chuyên gia ba nước trong Tam giác phát triển cùng các
đại biểu quốc tế thảo luận về các giải pháp hỗ trợ địa phương trong Tam giác
này phát triển kinh tế-xã hội.
Khu vực Tam giác phát triển CLV gồm 13 tỉnh quanh tam
giác Đông Dương, được coi là địa bàn nhiều tiềm năng và có vị trí lớn
trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội, giữ vững
an ninh quốc phòng của khu vực.
Liên kết, hợp tác giữa các nước CLV có chung nhiều
điều kiện thuận lợi, đang được phát triển với nhiều hình thức và
quy mô, triển khai tới vùng sâu vùng xa, khai thác tiềm năng, nâng cao đời
sống nhân dân.
Các bên chia sẻ thông tin, phối hợp khai thác cơ hội và
tiềm năng của khu vực; huy động ODA, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước vào
khu vực này.
Hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa giữa CLV triển khai
sâu rộng tới các địa phương. Tại diễn đàn này, các ngành, địa phương của ba nước và các đối
tác tìm giải pháp hỗ trợ cho từng địa phương trong khu vực xây dựng cơ sở hạ
tầng, tạo điều kiện phát triển gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thu hút đầu tư…
Nhiều đối tác quốc tế cho rằng quan hệ đối tác giữa các
địa phương ba nước CLV sẽ là lực lượng triển khai Quy hoạch tổng thể Tam
giác CLV thành hành động cụ thể với kết quả khả quan.
Tam giác Phát triển CLV là khu vực ngã ba biên giới của ba
nước gồm 13 tỉnh, hình thành Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ mười tại
Viêng Chăn (tháng 11/2004).
Các hội nghị cấp cao CLV đã thống nhất nhiều định
hướng, lĩnh vực cụ thể: kết nối giao thông, phối hợp truyền tải điện, phát
triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, chợ biên giới, đào tạo…
Tam giác Phát gồm 13 tỉnh của ba nước, có diện tích 144.341
km2, dân số năm 2008 khoảng 6,5 triệu dân (mật độ dân số 45 người/km2), đang
là một mô hình được quan tâm, với hy vọng trở thành khu vực hợp tác
mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, không chỉ giữa ba nước, mà còn có thể
thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, với nhiều đối tác từ các khu vực khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét